Giỏ hàng

Hướng dẫn sử dụng

Hướng dẫn sử dụng

1. Chức năng Chronograph:

Cấu tạo của loại đồng hồ chronograph phổ biến nhất thường là sự kết hợp một hệ thống bánh răng và kim với bộ máy chính của đồng hồ, được kích hoạt thông qua một cơ cấu cò lẫy. Nhận diện bên ngoài của chronograph gồm 3 nút và các thang đo nhỏ trên mặt số.

Các nút bấm thường được bố trí ở bên phải thân đồng hồ (do người ta hay đeo đồng hồ trên tay trái cho nên cách bố trí nút bấm như vậy giúp họ có thể thao tác chronograph ngay cả khi đang đeo).

-       Một núm xoay ở vị trí 3 giờ dùng để điều chỉnh thời gian (giờ, phút, giây, ngày tháng) tiêu chuẩn hoặc để lên dây cót.

  • Trước khi thực hiện phép đo giờ, người sử dụng cần phải bấm nút reset và quy 0 kim giây trung tâm và các kim ở các thang đo phụ,
  • Nút bấm ở vị trí 2 giờ dùng để bắt đầu phép đo (start) và dừng phép đo (stop)
  •  Nút bấm ở vị trí 4 giờ dùng để thiết lập phép đo mới (reset).

Nếu muốn tiếp tục phép đo bấm thêm một lần nữa vào nút vị trí 2 giờ. Khi hoàn thành phép đo cần ấn nút reset để đưa tất cả các kim về vị trí 0.

Thiết kế mặt số của một chiếc chronograph phụ thuộc vào số thang đo chronograph, có thể 2, 3 hoặc thậm chí 4 thang đo và vị trí của chúng cũng khác nhau. Tuy nhiên thông thường đối với một chiếc đồng hồ 3 thang đo chronograph sẽ được bố trí như sau:

-       Thang đo 30 hoặc 60 giây ở vị trí 3 giờ

-       Thang đo 30 phút hoặc 60 phút nằm ở vị trí 6 giờ

-       Thang đo 12 giờ nằm ở vị trí 9 giờ.

Một chiếc kim giây trung tâm của chronograph sẽ cho biết chức năng chronograph này đang hoạt động.

Chú ý: Nhiều người thường nhầm lẫn giữa khái niệm chronograph và chronometer. Nếu chronometer nói đến độ chính xác của đồng hồ, được xác nhận bởi cơ quan đăng kiểm Thụy Sĩ COSC thì chronograph đề cập đến một loại đồng hồ cụ thể. Một chiếc chronograph cần phải có giấy chứng nhận chronometer thì mới đảm bảo độ chính xác cao trong khi không phải tất cả đồng hồ được cấp giấy chứng nhận chronometer đều là đồng hồ chronograph.

2. Hướng dẫn sử dụng và bảo hành

Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện bất kỳ hiện tượng không bình thường, Quý khách cần liên hệ hoặc mang đồng hồ đến ngay các Trung tâm bảo hành của hãng để được tư vấn và kiểm tra.

Phạm vi bảo hành đồng hồ bao gồm các lỗi kỹ thuật về máy (như đồng hồ không chạy, chạy không chính xác, độ chịu nước và pin đồng hồ). Các trường hợp không bảo hành đồng hồ gồm các lỗi về vỏ và dây của đồng hồ; các lỗi rơi vỡ, va đập làm xước kính trong quá trình khách hàng sử dụng gây nên; dây da gặp vấn đề; hãng sẽ không bảo hành cho trường hợp điều chỉnh, sử dụng không đúng cách của người dùng; không bảo hành cho đồng hồ đã sửa chữa tại những nơi không phải là trung tâm bảo hành của hãng.

a. Mức độ chịu nước của đồng hồ

Đề nghị quý khách xem kỹ ký hiệu về mức độ chịu nước của đồng hồ được in trên mặt số hoặc ở dưới đáy đồng hồ.

Ký hiệu Water Resistance 30, 30M, 3 ATM: mức độ chịu nước trung bình, quý khách có thể rửa tay với nước ở nhiệt độ thường.

Ký hiệu Water Resistance 50, 50M, 5 ATM: quý khách có thể rửa tay, đi mưa (tránh đeo đồng hồ khi mưa to)

Ký hiệu Water Resistance 100, 100M, 10 ATM: quý khách có thể rửa tay, đi mưa, đi tắm (nước thường, ở nhiệt tình thường)

Ký hiệu Water Resistance 200, 200M, 20 ATM: quý khách có thể rửa tay, đi mưa, đi tắm, đi bơi (không nên đeo đồng hồ khi lặn)

Chú ý: khi Quý khách ở dưới nước hay đồng hồ còn ướt thì không được sử dụng các nút ấn hoặc chỉnh giờ. Nếu Quý khách sử dụng đồng hồ đi tắm biển (đối với đồng hồ chịu áp lực từ 20ATM trở lên), sau khi tắm xong, Quý khách vui lòng rửa sạch bằng nước thường và lau khô đồng hồ.

Trước khi sử dụng đồng hồ trong môi trường ẩm, phải kiểm tra vỏ, kính có bình thường không, núm đồng hồ đã đóng chặt chưa.

Tuyệt đối không đeo đồng hồ khi dùng nước nóng, tắm nóng lạnh, xông hơi vì nhiệt độ thay đổi đột ngột, độ co giãn của vỏ và gioăng khác nhau tạo nên khe hở để nước và hơi ẩm lọt vào làm bẩn máy, giảm khả năng chống nước và dễ hỏng máy.

b. Ảnh hưởng của nhiệt độ:

Không để đồng hồ trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời hoặc ở nơi có nhiệt độ cao trong thời gian dài vì có thể ảnh hưởng đến bộ máy đồng hồ, rút ngắn thời gian hoạt động của pin và ảnh hưởng đến chi tiết khác.

Không nên để luông khí lạnh của các loại máy điều hòa thổi trực tiếp vào đồng hồ một cách thường xuyên, liên tục.

c. Ảnh hưởng của từ trường:

Tránh để đồng hồ gần các vật dụng có từ trường mạnh như : tivi, tủ lạnh, lò vi sóng, máy vi tính, dàn âm thanh.

d. Ảnh hưởng của hóa chất và khí gas

Đồng hồ nên tránh tiếp xúc với khí gas, hóa chất như xà phòng, axit, dung môi, thủy ngân hay thuốc tẩy…. vì có thể làm vỏ và dây đồng hồ biến màu, mục dây da hoặc làm hỏng bộ gioăng chống nước của đồng hồ.

e. Chú ý khi chỉnh giờ

Tuyệt đối không chỉnh giờ ngược chiều kim đồng hồ vì sẽ làm hỏng bộ cơ của đồng hồ.

Về cơ bản, tránh chỉnh lịch đồng hồ trong khoảng thời gian từ 9h tối đến 9h sáng hàng ngày, nếu điều chỉnh trong khoảng thời gian này thì sẽ gây hư hại ngoài ý muốn cho hệ thống bánh xe truyền lịch của đồng hồ.

Sau khi chỉnh giờ và lịch, Quý khách phải đóng chặt núm đồng hồ để tránh tình trạng nước vào.

Đối với đồng hồ automatic nên đeo liên tục tối thiểu trong 8 giờ hàng ngày với mức vận động bình thường thì đồng hồ được lên đủ cót và chạy được khoảng 40 giờ sau khi không đeo. Tuy nhiên, tùy theo từng trường hợp cụ thể thì cần có điều chỉnh cụ thể.

3. Hướng dẫn tự kiểm tra và bảo dưỡng đồng hồ

 Nên kiểm tra định kỳ:

Đối với đồng hồ của bất cứ thương hiệu nào, cứ 2-3 năm, hoặc khi thay pin, bạn nên mang đến các trung tâm chăm sóc khách hàng chính hãng để kiểm tra chiếc đồng hồ xem bộ phận nào bị mòn cần phải được thay thế, kiểm tra xem đồng hồ cần tra dầu hay không, đánh bóng hoặc làm sạch mồ hôi, nước, bụi bẩn, v.v ..

  • Đối với dây da

Dây da nên được nới lỏng hơn trong mùa hè vì dây sẽ hấp thu mồ hôi nhiều hơn. Dây đeo chặt không những ngăn chặn không khí lưu thông qua mặt dưới dây da mà còn gây ra triệu chứng phát ban mồ hôi trên cổ tay. Nếu dây da bị ẩm ướt do mồ hôi, lau khô với vải mềm loại thấm nước. Tránh để đồng hồ trong ánh nắng trực tiếp. Màu sắc dây da có thể bị phai màu.

  •  Làm sạch vỏ/ mặt kính

Khi bạn muốn tự làm sạch vỏ đồng hồ của mình, dùng vải mềm và hơi ẩm. Không sử dụng bất kỳ chất dung môi, tẩy rửa, hoặc xà phòng vì sẽ làm hư hại đồng hồ.

  •  Khi bạn không đeo đồng hồ

Hãy để đồng hồ ở một nơi thông thoáng. Không được để đồng hồ trong hộp kín khi đồng hồ vẫn còn ẩm ướt mồ hôi.

  •  Va chạm

Đồng hồ của bạn là một dụng cụ đo lường chính xác. Đối xử với nó một cách cẩn thận, và nó sẽ phục vụ cho bạn tốt. Tránh những cú va chạm quá mức (chẳng hạn như rơi trên bề mặt cứng)

  • Mồ hôi

Bạn nên cố gắng bảo vệ đồng hồ tránh mồ hôi nặng. Hãy nhớ lau khô đồng hồ cành nhanh càng tốt.

  • Nhiệt độ

Nếu đồng hồ của bạn được cất giữ ở nhiệt độ bên ngoài nhiệt độ bình thường (thấp khoảng 5°C hoặc cao hơn 50°C) các thành phần điện tử có thể ngừng hoạt động.

  • Hóa chất

Các chất hóa học, khí đốt, thủy ngân, v.v.,sẽ làm thay đổi màu vỏ, dây kim loại, dây da. Thủy ngân(ví dụ, từ một nhiệt kế bị hỏng) sẽ làm lớp mạ vàng biến thành màu xám khó coi.

AuthenticWatches.vn - Đồng hồ chính hãng giá tốt nhất.